Công ty TNHH phần mềm Phi Long

VP miền trung : số 198 Nguyễn Trung Thiên, Phường Thạch Quý, Thành Phố Hà Tĩnh
VP Miền Nam : 212 Đ. Số 8, Linh Xuân, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
VP Hà Nội : số 79 Hồ Tùng Mậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Phone+84 949 171 916
DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY PHẦN MỀM PHI LONG

Dịch vụ chuyển đổi số thông minh cho doanh nghiệp | Chất lượng | Uy Tín

Dành cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh


Tình hình chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Việt Nam theo Báo cáo thường niên Chuyển đổi số 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( trích dẫn nguồn https://digital.business.gov.vn/

Theo kết quả khảo sát, đa phần doanh nghiệp đã có nhận thức và ý thức được về sự cần thiết của việc tiến hành chuyển đổi số, nhưng chưa đạt mục tiêu kỳ vọng. Các doanh nghiệp chủ yếu đang ở bước số hóa, hoặc đã từng bước sử dụng các công nghệ  phần mềm mới nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra nên đã ngừng sử dụng, hoặc vẫn đang sử dụng nhưng còn gặp khó khăn, chưa thực sự thuận lợi. Cụ thể:

48.8% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp CĐS nhưng hiện tại không còn sử dụng do giải pháp chưa phù hợp, hoặc doanh nghiệp áp dụng để đáp ứng những nhu cầu tức thời đặt ra trong bối cảnh dịch Covid-19 nhưng giờ không còn nhu cầu. Lý do khác cho thực trạng này là việc các doanh nghiệp chưa xác định được mục tiêu và chiến lược CĐS đúng đắn, cũng như thiếu nhân sự phục vụ CĐS cả về lượng và chất. Điều này thể hiện rõ khi chỉ có 6.2% đã hoàn thành xác định mục tiêu CĐS và chỉ 7.6% đã từng bước xây dựng kế hoạch trong ngắn và dài hạn để chuyển đổi số.

35.3% doanh nghiệp đã số hoá dữ liệu, quy trình (chủ yếu đưa các dữ liệu, văn bản, giấy tờ từ “bản cứng” thành “bản mềm” lưu trữ trên hệ thống). Đây là hoạt động quan trọng để tiến tới CĐS ở phạm vi rộng và đồng bộ hơn. 

Chỉ một tỉ lệ nhỏ các doanh nghiệp (2.2%) đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hoá để đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh, cho dù một số vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình sử dụng công nghệ. Tỷ lệ trực trạng ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp được mô tả như trong hình 1 dưới đây.

Hình 1: Vị trí của doanh nghiệp trong lộ trình chuyển đổi số

1.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong một số trong các nghiệp vụ hoạt động

Kết quả khảo sát cho thấy, công nghệ trước hết thường được doanh nghiệp áp dụng vào một số nghiệp vụ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp như: hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Cụ thể, ngoài hai hình thức bán hàng truyền thống là bán hàng trực tiếp tại cửa hàng/ điểm bán và bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua mạng đã trở nên phổ biến hơn trước đây do sự hỗ trợ và tham gia đặc lực của nhiều nền tảng bán hàng trực tuyến (Shopee, Lazada, Tiki,…) và các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo và gần đây là Tiktok) với tỉ lệ đa số doanh nghiệp triển khai bán hàng đa kênh.

Hình 2: Tỷ lệ hình thức bán hàng của doanh nghiệp (%)

Ngoài ra, hầu hết doanh nghiệp được khảo sát thực hiện CĐS mang tính khá rời rạc, nhằm quản lý từng chức năng hoạt động riêng rẽ như vận chuyển hàng hoá, kho hàng, bán hàng, nhân sự và kế toán mà thiếu đi sự kết nối mang tính đồng bộ. Trên thực tế, khoảng 20 -30% doanh nghiệp được khảo sát là có ứng dụng công nghệ số trong một số nghiệp vụ một cách thường xuyên. 


  • Hình 3: Mức độ sử dụng phần mềm trong các hoạt động của doanh nghiệp (%)

 

1.3. Mức độ đầu tư cho chuyển đổi số

 

Hình 4: Ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số của doanh nghiệp (%)

 

2. Nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi số của doanh nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp có sự tự tin về kiến thức cho chuyển đổi số nhưng lại không thể tự mình thực hiện quá trình thay đổi mang tính toàn diện này. Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ ở hầu như tất cả giai đoạn chuyển đổi số, từ giai đoạn nền tảng ban đầu của quá trình như chuẩn hoá các quy trình hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho đến giai đoạn triển khai thực hiện hay tiếp nhận các giải pháp công nghệ phục vụ chuyển đổi số.

Hình 5: Nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi số của doanh nghiệp (%)

 

Một trong các nguyên nhân lý giải cho điều này bởi sự hạn chế về nguồn nhân lực nội bộ chuyên trách để triển khai chuyển đổi số. Cụ thể, 56,3% doanh nghiệp được khảo sát có dưới 3 nhân sự phụ trách lên kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số, và 43,7% doanh nghiệp được khảo sát có dưới 3 nhân sự làm việc trong bộ phận công nghệ thông tin (IT).

Hình 6 (bên trái): Số lượng nhân sự phụ trách chiến lược CĐS của doanh nghiệp (%) và Hình 7 (bên phải): Số lượng nhân sự làm trong bộ phận IT của doanh nghiệp (%)

Qua khảo sát và các số liệu trên, có thể thấy rằng các doanh nghiệp đã có những ý thức nhất định về tầm quan trọng của chuyển đổi số, cũng như bắt đầu tiến hành áp dụng công nghệ vào trong quy trình vận hành, kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản như chưa tìm được ứng dụng công nghệ phù hợp để áp dụng; thiếu vốn; chưa được hỗ trợ về tư vấn, xây dựng lộ trình; v.v. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt vẫn còn một chặng đường dài trước mắt phải vượt qua để có thể chuyển đổi số thành công.

Công ty TNHH Phần mềm Phi Long xin cung cấp 1 giải pháp toàn diện cho khách hàng là các doanh nghiệp cá nhân kinh doanh các giải pháp chuyển đổi số trọn bộ theo yêu cầu riêng và phù hợp với các loại hình kinh doanh đặc thù

- Giải pháp website thương mại điện tử và bán hàng online

- Giải pháp về quản lý sản xuất nội bộ trong các đơn vị sản xuất

- Giải pháp về quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng
- Giải pháp về quản lý các chuỗi địa điểm kinh doanh.

- Giải pháp về quản lý bán vé xe, bán vé khu vui chơi giải trí

- Giải pháp về quản lý nhân sự, nghỉ phép, tiền lương

- Giải pháp về bản đồ số địa điểm kinh doanh

- Giải pháp về quản lý diện tích trồng trọt, cung ứng thuốc BVTV, vật tư nông nghiệp cho các doanh nghiệp nông nghiệp

- Và các giải pháp chuyên sâu khác.

Khách hàng vui lòng liên hệ qua số điện thoại hotline : 0949171916 (zalo) để được tư vấn